Với dân số là 250 triệu người cùng 90% theo Hồi giáo, Indonesia là quốc gia có dân số theo đạo Hồi lớn nhất thế giới cùng với nền văn hóa không ăn thịt lợn. Tuy nhiên, tại hòn đảo hành trình Bali, mọi du khách đều biết tới món ăn Babi Guling, có nghĩa là "lợn sữa quay". Dưới đây là những hình ảnh về quá trình chế biến ra món ăn đặc biệt này trên đảo Bali.
Bò viên - Món ăn truyền thống đảo Bali ở Indonesia
Món lợn sữa quay Babi Guling có điểm đặc biệt nằm ở lớp bì mỏng tang, giòn rụm và hương vị tẩm ướp khác biệt. Nhiều thực khách nhận xét lớp bì giòn của babi guling có vị ngậy như sữa dừa hay thậm chí là pho mát.
Món ăn này được chế biến truyền thống thô sơ nhưng lại mang tới món ăn khiến thực khách hàng ngày phải xếp hàng dài chờ đợi đến lượt được phục vụ. Người dân thường dùng gỗ trộn lẫn vỏ dừa nhóm lửa quay lợn.
Lợn sữa được quay nướng cả con trong thời gian từ 3 đến 4 tiếng. Lợn quay trên lửa phải được xoay liên tục, đều tay để lớp bì giòn đều. Mùi gỗ và vỏ dừa thơm sẽ quyện vào thịt mang đến hương vị đặc trưng khó quên.
Sau khi nướng xong, thịt lợn phải để nguội một thời gian mới tiến hành cắt thịt. Từng tảng bì to, mỏng, giòn tan gỡ khỏi thịt để riêng.
Món Babi Guling khi chặt được tách riêng từng tảng bì to và thịt trong khi món thịt lợn quay thông thường được chặt liền bì.
Mỗi đĩa cơm ăn kèm với Babi Guling thường có giá khoảng 3 USD. Và thời gian thích hợp nhất để thưởng thức một đĩa cơm Babi Guling là bữa gần trưa. Đây là lúc đảm bảo bạn được phục vụ những miếng thịt vừa ra lò nướng.
Bạn có thể gọi thêm porsi sosis (xúc xích heo) và pepes otak babi (thịt lợn thái nhỏ trộn cùng hỗn hợp gia vị ớt, sả, cà ri, me, húng quế và nhiều loại khác, rồi bọc trong lá chuối nướng), dồi tiết.
Bạn có thể hỏi bất kỳ ai trên đảo và mọi người đều chỉ đến Ibu Oka ở Ubud là nhà hàng Babi Guling danh tiếng nhất ở Bali. Các cửa hàng Babi Guling thường mở cửa rất sớm, từ 4 - 5h sáng tới 9 - 10h tối.
Hầu hết người dân Bali đều gọi babi guling mang đi nhưng các du khách thì thích thưởng thức tại chỗ.