Thịt bò viên là một món ăn phổ biến tại miền Nam Trung Quốc và các cộng đồng người Hoa ở nước ngoài Trung Quốc. Thịt bò viên làm bằng thịt bò mà đã được nghiền thành bột mịn và dễ dàng phân biệt với thịt heo viên hay cá viên vì thịt bò viên có màu đậm hơn, được ưa chuộng nhất là loại bò viên gân, vì dai.
Gần như tất cả thịt viên (làm từ thịt heo, cá, thịt bò, vv) châu Á có khác biệt đáng kể trong kết cấu với các loại thịt viên có nguồn gốc châu Âu. Thay vì các loại thịt xay, băm, nghiền, thịt được sử dụng để làm cho thịt bò viên châu Á là đập hay cán, giã cho đến khi thịt nhuyễn ra và ít bột, tạo một kết cấu mịn cho thịt viên.
10 Món Ăn Hấp Dẫn Tại Thiên Đường Nhiệt Đới BaliCũng như Việt Nam, hàng quán bình dân trải dài khắp đất nước Indonesia với giá cả vừa phải. Muốn ăn cơm thì vào hàng Nasi (cơm). Hoặc ăn cơm trắng với các món mặn hoặc cơm chiên (Nasi goreng). Tôi không hảo cơm chiên nên hầu như chỉ ăn cơm trắng.
Cơm ở Indonesia khô, xốp nhạt. Đồ ăn mặn thì cũng quanh đi quẩn lại các món cá chiên, gà chiên là tôi ăn được, còn lại món nào cũng có cà ri như trứng sốt cà ri, đậu hủ sốt cà ri.
Ăn bakso của những người bán hàng rong như thế này rất thú vị
Rất hiếm quán cơm ở Indonesia có bán canh ăn kèm cơm trắng và hầu hết nấu theo kiểu xào loãng, kể cả thiên đường thăm quan, trải nghiệm đảo Bali cũng vậy. Rau, củ thì có cà tím, giá, rau muống, mít non,… nhưng các loại này đều được xào béo ngậy, thậm chí có nơi còn thêm tí cà ri vào.
Món luộc duy nhất ở các quán cơm xứ này là lá khoai mì. Họ luộc lá mì lên, vắt ráo nước và chấm với cà ri. Tôi không ăn được cà ri nên chấm với ớt sa tế.
Bakso thường ăn chung với cọng miến hoặc mì tàu
Ớt sa tế ở Indonesia rất cay nhưng đặt biệt ngon đậm đà, người bán thường múc một muỗng chan một góc ở dĩa cơm. Tuy nhiên, món này là một thách thức lớn với người không ăn được cay.
Cơm dù có chỗ ngon chỗ dở nhưng chỉ sau 3 ngày tôi đã ngán ngược nên mò mẫm khám phá nhiều món khác và kết quả không mấy khả quan cho đến khi phát hiện ra món bakso (tức thịt viên, thường là bò viên).
Ăn kèm với cải trụng
Để ý một chút sẽ thấy bakso trải dài khắp Indonesia, từ ở thành thị trong các quán lớn cho đến hang cùng ngõ hẻm trên những chiếc xe đẩy của người bán hàng rong. Ngoài bò viên, các hàng Bakso thường có đậu hủ dồn, hoành thánh chiên,… Tất cả để riêng hoặc nằm trong nồi hấp. Khi khách gọi thì cho vào nồi nước lèo trụng qua rồi múc ra tô.
Có nhiều cách ăn bakso. Có người gọi một tô vừa cái vừa nước ăn với cơm trắng. Có người chỉ chấm với tương ớt. Nhiều nơi còn ăn bakso kèm với longtong (một loại cơm ép chặt trong lá dừa, lá chuối theo dạng hình vuông hoặc trụ dài). Riêng tôi vẫn trung thành với món bakso ăn kèm với cọng miến hoặc mì tàu.
Viên bakso nhân trứng
Viên Bakso cũng có nhiều kích cỡ, nơi chỉ bằng ngón tay cái, có nơi cỡ trái chanh và có nơi to đến bằng cái trứng ngỗng. Loại bò viên khổng lồ này có nguyên một cái trứng bên trong, ăn rất thú vị. Về mùi vị thì cũng mỗi nơi mỗi khác, có nơi rất dai, sựt nhưng cũng có nơi toàn là bột. Giá cả thì khá bình dân, từ 10.000 Rp – 20.000 Rp (khoảng 17.000 đồng – 35.000 đồng).
Nước dùng Bakso cũng như nước dùng với bánh canh, hủ tiếu ở Việt Nam nhưng đặc biệt họ không nêm hành ngò mà nêm cần tây xắt nhuyễn ăn kèm với cải ngọt trụng kỹ.
Ngoài bò viên còn có đậu hủ dồn và hoành thánh
Các loại đồ nêm đi kèm với bakso là ớt sa tế (loại chín màu đỏ thường có vị mặn; loại ớt xanh thường có vị hơi chua), tương ớt, tương cà, nước tương, giấm và hoàn toàn không có nước mắm.
Người Indonesia ăn mặn nếu không muốn nói là rất mặn. Nước dùng đã mặn mà các loại sa tế, tương ớt còn có muối nên nếu nêm vào lại càng mặn. Nếu chỉ mặn vừa tôi thường cho nhiều giấm và xin thêm một tô rau cải trụng kèm luôn nước để hòa vào.
Bakso với longtong
Mặn bá đạo phải kể đến một quán bakso ở Bali. Thấy quán đông nghịt khách, tự nhủ chắc là ngon lắm đây nhưng khi nếm muỗng đầu tiên, lưỡi tôi muốn quéo lại. Không chỉ mặn nước dùng mà những viên bò viên cũng mặn hơn cả kho. Ngoài xin thêm một tô nước luộc tôi còn mua một chai nước suối để cứ nhai xong một miếng bò viên là tu một ngụm nước, quyết ăn đến giọt cuối cùng vì không muốn mang tiếng mất lịch sự.
20 ngày ở Indonesia tôi không nhớ mình đã ăn bao nhiêu quán bakso nữa, có khi ngày một bữa, có khi ngày làm luôn 3 bữa. Khi thì ngồi quán sang trọng, ăn xong còn kèm một ly sinh tố ổi ngon ngất ngây ở Bukitttinggi; khi thì vừa ăn vừa quẹt mồ hôi trán trong một con hẻm nhỏ nóng như nung ở Bali; khi thì thư thả nhấm nháp trong cái lạnh dịu dàng ở Bromo.
Hai loại ớt sa tế không thể thiếu khi ăn bakso
Nồi bakso đầy ắp của người bán hàng rong ở Bromo
Dù có ngon nhưng ăn quá nhiều cũng đâm ngán. Những ngày cuối của chuyến đi, tối đến lại tự nhủ cạch bakso từ ngày mai nhưng nhịn được bữa sáng, trưa đến tối thấy một xe bakso nghi ngút khói ven đường lại sà vào.
Sau những ngày ăn ngủ cùng bakso tôi thật sự bội thực, cứ ngóng ngày về nước để được ăn bún riêu, bún bò, phở và tự nhủ sau chuyến này, thấy bò viên chắc mình tởn tới già.
Nhưng về nước rồi, cơn sốt bakso dần lắng dịu, đi qua mấy quán bò viên lại thèm. Ăn bò viên mà cứ nhớ bakso, nhớ những chiếc thùng nghi ngút khói, nhớ những người đàn ông bán hàng rong lam lũ cười hiền như đất và dĩ nhiên nhớ cả cái vị mặn mòi đến mếu của những ngày rong chơi.